Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Chính sách "cây gậy và củ cà rốt" của Trung Quốc ở biển Đông

1 tàu cảnh sát biển Việt Nam phải đối mặt với 4 tàu hải giám Trung Quốc.
Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cây gậy và củ cà rốt” để củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông: tỏ ra khá mềm mỏng về ngoại giao đồng thời rất mạnh bạo về quân sự.


Trong một bài viết đăng trên Asia Times Online ngày 25-7-2012, Brendan P O'Reilly - một cây viết người Mỹ làm việc ở Trung Quốc - nhận định sức mạnh đang lên của Trung Quốc và mục tiêu ngầm của Washington nhằm tạo ra một liên minh trong khu vực có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kình địch lâu nay, gây thiệt hại chung cho sự ổn định ở châu Á.
Việc Quân ủy Trung ương Trung Quốc (CMC) ngày 22-7 phê duyệt triển khai quân đội ở “thành phố Tam Sa” đang khiến cho biển Đông dậy sóng.
"Thành phố Tam Sa", chính thức được thành lập vào tháng trước, có thẩm quyền đối với toàn bộ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Trung tâm hành chính của thành phố này đặt trên đảo Phú Lâm - một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép. Hơn nữa, một thị trưởng đã được bầu để thực hiện các nhiệm vụ chính trị đối với khoảng 1.000 cư dân Trung Quốc bán trú. 
"Tinh nghịch" - Hot girl Việt Nam
Động thái tăng cường quân sự và quyết đoán về chính trị này diễn ra bối cảnh Trung Quốc giảm nhẹ đáng kể giọng điệu ngoại giao về tranh chấp khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã nhanh chóng bày tỏ chấp thuận tuyên bố 6 điểm mới đây của ASEAN về biển Đông.
Một tin đăng trên tờ báo bán chính thức China Daily nói rằng đề nghị 6 điểm của ASEAN "phù hợp với ý nguyện từ lâu của Trung Quốc nhằm biến các vùng biển tranh chấp thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác". Đáng lưu ý, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tỏ ý chấp thuận tuyên bố 6 điểm này và "cởi mở” đối với việc tham vấn ASEAN về việc hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Trước đây, Trung Quốc thường tìm cách giải quyết tranh chấp với các bên khác ở Biển Đông trên cơ sở thuần túy song phương vì biết rõ có đòn bẩy to lớn đối với các nước láng giềng nhỏ hơn. Việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng đồng ý giải quyết vấn đề biển đảo với cộng đồng ASEAN cho thấy một sự thay đổi quan trọng trong chiến lược ngoại giao.
Động thái cởi mở ngoại giao đồng thời với việc triển khai quân sự gia tăng cho thấy chiến lược hai mặt của Trung Quốc. Trung Quốc không chịu tỏ ra yếu kém, nhưng cũng cũng không muốn thể hiện mình là một thế lực bá quyền khu vực.
"Siêu tưởng" - tranh của họa sĩ Escher
Bản chất của thỏa thuận sáu điểm là khá ôn hòa. ASEAN đã đồng ý “thực hiện đầy đủ” và ủng hộ hướng dẫn Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), hoàn tất Bộ qui tắc ứng xử khu vực, tôn trọng luật pháp quốc tế có liên quan như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, tiếp tục sử dụng các biện pháp phi quân sự và tìm kiếm một giải quyết xung đột một cách hòa bình.
DOC là một thỏa thuận từ 10 năm nay giữa Trung Quốc và ASEAN tìm cách để giải quyết các bất đồng lãnh thổ ở biển Đông một cách hòa bình và duy trì tự do hàng hải trong khu vực. Với kế hoạch sáu điểm mới, các bên liên quan đã cơ bản chấp thuận việc tiếp tục duy trì hiện trạng, trong khi tránh xung đột quân sự và làm việc trên cơ chế lâu dài để giải quyết cuộc xung đột.
Tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông có từ nhiều thập kỷ qua, nhưng sự thăng tiến vượt bậc của Trung Quốc và cũng như việc thăm dò khai thác các nguồn năng lượng trong khu vực đã khiến cho căng thẳng leo lên mức độ nguy hiểm. Thêm vào đó là những vấn đề như việc Mỹ chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự tồn tại của tham vọng địa chính trị, tình trạng tranh giành các nguồn năng lượng và chủ nghĩa dân tộc lỗi thời. 
Kế hoạch triển khai 60% tổng số tàu chiến Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương là nhằm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Việc Trung Quốc chỉ trích một số nhân vật ở Washington vẫn bám lấy tư duy “Chiến tranh lạnh” cũng có cơ sở nhất định. Điều mà Washington không ngờ tới là liên minh chống Trung Quốc lại đang kích động một phản ứng dữ dội trong khu vực. 
"Dấu hỏi" - siêu mẫu nội y châu Âu
Đông Nam Á đã phải chịu rất nhiều đau khổ suốt ba thập kỷ chiến tranh đẫm máu trong thế kỷ 20. Không một quốc gia nào - bất kể đó là một thành viên ASEAN, Trung Quốc hay Mỹ - lại muốn các cuộc tranh chấp trên biển đe dọa sự phát triển kinh tế - xã hội đầy ấn tượng hiện nay trong khu vực.  
Theo tác giả bài viết Brendan P O'Reilly, trong khi đề cao lợi ích của mình, Trung Quốc cần tránh một kịch bản có thể khiến cho các nước láng giềng tham gia một liên minh chống Trung Quốc vì sợ hãi. Trung Quốc cũng không muốn tự thể hiện là một thế lực bành trướng và qua đó đẩy các quốc gia nhỏ hơn vào vòng tay của Mỹ. 
Về phần mình, Mỹ phải tỏ ra thận trọng trong khi tìm kiếm một đòn bẩy khu vực làm đối trọng với Trung Quốc. Mỹ đã từng thống trị thế giới trong hơn sáu thập kỷ qua, nhưng trật tự thế giới đơn cực xem ra đã đến hồi kết thúc.
Theo Baodatviet
(Một số ảnh không liên quan đến nội dung bài viết)
Tượng binh trước cửa cung điện - ảnh Việt Nam xưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét